Thursday, June 8, 2017

VĨNH LIÊM – NHỮNG VẦN THƠ RỰC LỬA

ThiCaYêuNước

Ngô Quốc Sĩ
Vĩnh Liêm quê ở Vĩnh Long, đã cộng tác với các tạp chi văn nghệ tại Sài Gòn truớc năm 1975. Anh vượt biển tìm tự do, định cư tại Hoa Kỳ, đã cộng tác với các báo Việt Ngữ tại hải ngoại như Văn Nghệ Tiền Phong, Hành Trình, Lửa Việt, Nhân Chứng, Ngày Về.
Các tác phẩm của Vĩnh Liêm đa số nói lên số phận hẩm hiu của người tị nạn, như Tị Nạn Truờng Ca, tập 1và 2, Gã Tị Nạn và Bi ca người Vượt Biển. Anh tiếp tục sáng tác những bài thơ rực lửa, đặc biệt về ngày Quốc Hận 30 tháng 4, như Chuyện Tháng Tư Đen, Vẫn Chuyện Tháng Tư, Ngày Quốc Hận, Ngày Đau Buồn Tủi Nhục.

Qua các thi phẩm, Vĩnh Liêm đã nói lên hiện thực bi đát của quê hương Việt Nam dưới ách cai trị sắt máu của cộng sản. Vỗ ngực là kẻ chiến thắng, cộng sản Việt Nam đã đày đọa dân tộc trong đói nghèo lạc hậu, tự do bị ướp đoạt, dân chủ bị hạn chế, nhân quyền bị chà đạp:
Xuân có thấy Quê Hương đang tủi nhục?
Người đói ăn, thiếu mặc, ngủ vệ đường…
Kẻ lao tù khổ nhọc, chết bi thương…
Mọi Quyền Sống bị xiết từng hơi thở!
Đất Việt nay trở thành đất chết, do bàn tay sắt máu của bọn người vô tâm, thối nát như thể như giòi bọ thối tha
Còn thắc mắc? Phải tự mình vấn nạn.
Ðất nước mình lắm giòi bọ thế ư?
Ðất nước ta gặp thảm trạng ung thư,
Nên Việt Cộng đã biến thành giòi bọ!
Là giòi bọ thối tha, nguời cộng sản chỉ biết rúc tỉa máu xuơng dân tộc để làm giàu, để xây ngai vàng của giai cấp mới gọi là “tư bản Đỏ”
Ðảng lãnh đạo, còn “nhân dân làm chủ”!
Ðảng bao thầu, còn cán bự thi hành.
Muốn làm giàu thì cán phải ăn nhanh,
Chớ thắc mắc làm phật lòng lãnh đạo.
Tội ác lớn nhất của cộng sản là phản bội tổ tiên, đem gia tài của mẹ dâng hiến cho ngoại bang, cướp mất đất sống của dân Việt
Khi bạn biết thì không còn đất sống!
Ðất của mình đã dâng hết cho Tầu,
Từ ải Nam Quan xuống tận Cà Mau,
Các hải đảo, các giếng dầu trù phú…
Chính vì không còn đất sống, mà dân Việt phải bỏ nước ra đi, chấp nhận thân phận lưu vong, sống buồn tủi nơi đất khách quê người, mà lòng luôn tưởng nhớ đất mẹ mù tăm:
Tình chia sông núi đôi đường
Nửa hồn ở lại vấn vương quê nghèo
Mỗi lần dõi mắt trông theo
Người như chiếc lá bay vèo qua song
Mất quê hương là mất tất cả, mất cả mùa xuân với hy vọng và ước mơ. Đời lưu lạc có khác nào mùa đông lạnh giá:
Ðón xuân cùng nỗi cô đơn
Quãng đời lưu lạc, tay còn trắng tay.
Mang thân phận người mất nước, dân Việt không những thương cho số kiếp lưu vong của mình, mà còn thương cho người ở lại quê nhà, đang bị cộng sản đày đọa trên quê hương của mình:
Kiếp ta giữa chốn bụi hồng
Thương người ở lại nặng lòng nước non
Thân ta chim xổ lồng son
Cánh bay mãi miết, đường còn mù tăm
Bóng người trong cõi xa xăm
Ðêm vang tiếng gọi lời thầm xót xa
Hận cộng sản cướp nước, hận lưu vong tủi buồn, Vĩnh Liêm đã mời dân Việt nhìn lại chính mình, để nhận thức trách nhiệm của mình trong thảm nạn mất nước. Dân Việt mất nước do cộng sản gian manh, do đồng minh bội phản, nhưng dân Việt cũng phải chia sẻ một phần trách nhiệm. Thật vậy, phần vì ngây thơ dễ tin, phần vì lơ là chủ quan, chúng ta đã để cho cộng sản dành thế chủ động trong cuộc chiến một mất một còn, và rốt cuộc, ta để đất nước lọt vào tay bọn xâm lăng:
Chớ than thở, phải tự mình tự trách,
Vì tự mình chứa chấp bọn gian tham.
Làm tan hoang cả đất nước Việt Nam,
Tự bịt mắt hơn sáu mươi năm lẻ!
Bạn có biết cái lỗi lầm như thế,
Hay vẫn còn tự bịt mắt làm thinh?
Khi biết ra thì tự đấm ngực mình,
Rồi đổ lỗi cho những người đi trước!
Nhìn lại chính mình để tự hối, dân Việt cũng phải nhận thức rõ ràng nguyên nhân gây tang tóc và quyết nuôi hận phục thù. Ngày 30 tháng 4, đánh dấu ngày tự do bị bức tử, nay vẫn còn nhức nhối, vết thương còn rỉ máu, chưa thành thẹo hay chữa lành:
Người tị nạn vẫn luôn luôn ghi nhớ,
Làm sao quên Ngày Quốc Hận cho cam!
Nỗi đau chung của dân tộc Việt Nam,
Lìa bỏ xứ là xa rời quê Mẹ!
Vết thương còn nguyên, nhắc nhở mỗi người dân việt phải tìm về căn cước tị nạn của mình để nuôi chí phục thù, thay vì vội quên đến nỗi vô tâm vô tình và vô cảm:
Vì tháng Tư nên tôi phải ly hương,
Nơi đất khách ôm nỗi sầu biệt xứ.
Chuyện bi thảm của Miền Nam bức tử,
Là chuyện buồn của lịch sử sang trang.
Là niềm đau uất hận đã dâng tràn,
Là ly cách muôn đời dòng sữa Mẹ.
Thế là qúa đủ. Mất nước, mất nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng. Đã đến lúc dân Việt phải thức tỉnh, xác quyết với lòng mình, không thể tiếp tục để cộng sản làm chủ nhân ông, cai trị đất nước với bàn tay đao phủ:
Kiếp tôi mọi mà vẫn còn chưa đủ!
Ðến bao giờ mới thoát khỏi cùm gông?
Ðồng bào ơi! Ta phải nói thật lòng!
Không thể để độc tài cai trị mãi!
Kinh nghiệm chứng tỏ rằng, cộng sản mang bàn chất bạo lực và dối trá. Nếu dân Việt thức tỉnh thì mặt nạ cộng sản sẽ rới xuống, và nếu dân Việt vượt qua bức tường sợ hãi, thì cộng sản sẻ phải lùi buớc, và cuộc sống mới có ý nghĩa:
Vì hèn nhát hay vì lòng sợ hãi?
Sợ chết ư? Sợ bạo lực hung tàn?
Sống ươn hèn, sợ gặp cảnh gian nan,
Thì cuộc sống chẳng còn chi ý nghĩa!
Nếu dân Việt vuợt qua bức tường sợ hãi như lời dạy bảo của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì lịch sử sẽ sang trang, và cánh cửa tự do dân chủ sẽ rộng mở:
Hãy đứng dậy! Hãy nêu cao Chính Nghĩa!
Hãy đòi quyền DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN.
Vì TỰ DO là quyền lợi thiêng liêng,
Không thể để cho bạo quyền hống hách!
Khi toàn dân Việt đứng dậy vì chính nghĩa, đòi dân chủ và nhân quyền, thì chính là lúc cộng sản phải ra pháp trường chịu tội trước lịch sử.
NQS, MN, HS tạm biệt quí thính giả, xin hẹn gặp lại trong TCYN lần tới.

No comments:

Post a Comment