Monday, September 12, 2016

TPP Không Còn Là Cơ Hội Cho CSVN Tồn Tại


TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp Định Hợp Tác Chiến Lược Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương. Lúc đầu hiệp định này có tên là Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương với sự tham gia của bốn nước New Zealand, Chile, Brunei và Singapore. Thỏa thuận được ký kết vào năm 2005.
Sau đó, Mỹ gia nhập hiệp định và tiếp theo là sự tham gia của Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản. Mỹ giữ vai trò dẫn dắt và tên của hiệp định có thêm hai từ “chiến lược”.
TPP không phải là một hiệp định thương mại đơn thuần mà là một hiệp định xây dựng cơ chế và thể chế cho cả khu vực: các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Canada, Úc… sẽ hỗ trợ và nâng đỡ các nước kém phát triển hơn trong đó có Việt Nam.
Hệ thống cảng biển của Việt Nam không chỉ là nơi hàng hoá của Việt Nam xuất đi mà còn là đầu ra thế giới của cả vùng Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia. Như vậy Việt Nam có thể trở thành hải cảng cho hàng hóa của cả một lục địa.
Lợi thế vừa là trung tâm trung chuyển hàng hải, vừa là trung tâm trung chuyển hàng không dẫn đến điều gì? Câu trả lời là, vị thế này đang và sẽ làm cho Việt Nam trở thành trung tâm phát triển của toàn vùng.
Cơ hội trước mắt là như thế nhưng những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn cứ u mê không nhìn ra sự thật. Họ đã bỏ lỡ một cơ hội vô cùng thuận tiện để “thoát Cộng” vào lúc đó nhưng họ đã không làm mà lại đút đầu vào giọ của giặc Tầu. Đút đầu vào giọ của giặc Tầu rồi thi lại loay hoãy tìm lối “thoát Trung” nhưng quá chậm. Cho đến lúc này, thì mọi cơ hội đều sắp mất.
Cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu năm 1989 đà làm cho hệ thống cộng n quốc tế tan vỡ từng mảng lớn. Biến cố nói trên đã gây chấn động cho đảng CSVN, nhất là sau khi vợ chồng Ceaucescu bị xử tử. Lo sợ gây ra tranh cãi gay gắt giữa hai phe trong Bộ Chính Trị: phe bảo thủ và phe tiến bộ.
Phe tiến bộ do Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch chủ xướng cho rằng đó là do quản lý yếu kém và tư tưởng giáo điều, gắn liền với một mô hình xã hội chũ nghĩa sai lầm. Cả hai người trong phe này, nhất là Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch đều thấy phải cần phải đổi mới và cải cách triệt để hơn về mặt chính trị.
Bên phe bảo thủ như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, với sự đồng tình của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, cực lực lên án phe tiến bộ và cuối cùng loại Trần Xuân Bách ra khỏi Bộ Chính Trị. Trần Xuân Bách được Nguyễn Cơ Thạch kéo về làm cố vấn một thời gian ngắn cho đến khi Thạch cũng bi loại.
Việc CSVN chơi trò bắt cá hai tay liên quan đến hai hiệp định tự do mậu dịch của thế giới là: Hiệp Định Hợp Tác Chiến Lược Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) và Hiệp Định Hợp Tác Toàn Diện Khu Vực (RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership}. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào bản chất của hai hiệp định này để biết rõ câu chuyện ra dao.
Hiệp Định Hợp Tác Chiến Lược Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp Định này đã được giới thiệu sơ qua trên đầu bài.
Hiệp Định Hợp Tác Toàn Diện Khu Vực (RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership). Hiệp định này là hiệp định tư do mậu dịch quan trọng thứ hai trong vùng do Trung Quốc kêu gọi thành lập để làm đối trọng với TPP. Hiệp định gồm mười quốc gia trong khối ASEAN và Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Tân TâyLan.
RCEP ra đời vào koảng tháng 11 nam 2012 tại Campuchia và tới nay đã trải qua mười ba vòng đàm phán. Vòng đàm phán gần đây nhất đã diễn ra tại Việt Nam (vòng thứ 14) trong những ngày từ 15-18/ 8/2016.
Điểm đặc biệt đầu tiên của RCEP là không có nhiều tiêu chuẩn cao và điều kiện khắt khe bằng TPP. Điểm thứ hai là RCEP sẽ được quốc hội Trung Quốc thông qua một cách dễ dàng. Hai điếm đặc biệt này tạo nên sức thu hút của RCEP mặc dầu không được coi là những thu hút quan trọng.
Nhưng cả hai Hiệp Định TPP và RCEP vào lúc này đều không còn mang lại cho CSVN những gì họ muốn
Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ truyền thông đã ảnh hưởng sâu đậm đến nền chính trị toàn cầu. Hệ quả là vấn đề hội nhập kinh tế ở cấp quốc tế không cần nữa và ngày nay người ta có thể gĩư khả năng sản xuất trong phạm vi từng nước. Hiện tượng này cho thấy tự do mậu dịch không còn là thủ phạm của thất nghiệp, và nước nào lệ thuộc vào xuất khẩu thì sẽ gặp nhiều khốn đốn.
Với hiện tượng mới này, các doanh nghiệp Mỹ đang rút vốn đầu tư về nước, họ sẽ tạo ra nhiều việc làm khác xưa và chiều hướng này thì các chính trị gia chưa từng thấy. Rồi đây, các quốc gia sống nhờ xuất khẩu sẽ trở thành nạn nhân. Đó là Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nam Hàn, Úc… và cố nhiên là cả Việt Nam nữa vì tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam cao gần bằng tỗng sản lượng.
Về mặt chính trị, cả hai ứng cử viên tổng thống là Hillayry Clinton và Donald Trump đều tuyên bố trong lúc tranh cử là không hủng hộ TPP.
TPP được nhiều chuyên gia tiên đoán là sẽ có lợi nhất cho Việt Nam thì nay lại đặt Việt Nam trước nhiều rắc rối. Có thể hình dung cánh cửa còn lại để cứu vãn nền kinh tế sắp sụp đổ đó đã tuyệt đối khép lại.
Như thế là “xôi hỏng bỏng không” và “khôn cũng không lại được với Trời” như các cụ ta thường nói. Nhiều người Việt Nam, lúc này, vẫn còn căn cứ vào câu nói sau đây của TT Obama như một tia hy vọng nhỏ nhoi: “Hiện giờ tôi vẫn là tổng thống và tôi ủng hộ TPP. TPP sẽ giúp thị trường mở thành một sân chơi công bằng hơn đối với công nhân Mỹ bằng cách buộc các nước khác tuân thủ các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về lao động và môi trường”.
Ông Obama đã có cả hai nhiệm kỳ tổng thống tám năm để thực hiện “chiêu TPP” này mà không làm nên “cơm cháo” gì, thì thử hỏi ông làm gì được khi chi còn vài tháng ngồi chơi trong tòa Bạch Ốc trước khi về hưu. Lời tuyên bố trên chẳng qua cũng chỉ lả một lời quảng cáo cho phe dân chủ và lấy phiếu cho Hillary Clinton.
Còn nếu nói rằng cỏ thể vì yếu tố “chiến lược” mà vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ sẽ phải giữ lại TPP thì tỷ lệ tin tưởng dành cho yếu tố này là rất thấp./.
Nguyễn Cao Quyền

No comments:

Post a Comment